- Số người truy cập: 747494
- Số người đang online: 2
- Ngày hôm qua: 142
Liên hệ hỗ trợ trực tuyến
-
Nhà Xuất Bản - ĐHTN
Điện thoại: (0280) 3.840023
Email: nxb.dhtn@gmail.com
Sách đoạt giải
Ngày 13-03-2014

Bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, văn hóa dân tộc thiểu số ở Việt Bắc
Việc triển khai đề tài Nghiên cứu bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, văn hóa một số dân tộc thiểu số ở Việt Bắc là sự thể hiện tình cảm và trách nhiệm đối với đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Bắc, đối với văn hóa, ngôn ngữ các dân tộc thiểu số vùng Việt Bắc, đồng thời, cũng là sự thể hiện mong muốn đóng góp công sức vào việc bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Loại bìa: Bìa cứng Năm xuất bản: 2010
I)THÔNG SỐ SÁCH
Tên sách: BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ, VĂN HOÁ MỘT SỐ DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT BẮC
Thể loại: Lý luận phê bình
Tác giả: Nguyễn Văn Lộc (Chủ biên)
Biên tập: Vân Trung; Lê Tiến Dũng
Khổ sách: 14,5 x 20,5 cm
Số trang: 768 trang
Giá bìa: SNNĐH
Sách được bán dạng Ebook giá chỉ còn: 45.000đ tại địa chỉ https://sachweb.com/doc-sach-online/sach-cac-nha-xuat-ban-m58/sach-nxb-dai-hoc-thai-nguyen-70/doc-sach-online/sach-cac-nha-xuat-ban-m58/sach4-nxb-dai-hoc-thai-nguyen-70/bao-ton-va-phat-trien-ngon-ngu-van-hoa-mot-so-dan-toc-thieu-so-o-viet-bac-e1790/
Loại bìa: Bìa cứng
Năm xuất bản: 2010
II) GIỚI THIỆU SÁCH
1) Về tác giả tuyển chọn và biên soạn:
Cuốn sách này là kết quả nghiên cứu đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước Nghiên cứu bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, văn hóa một số dân tộc thiểu số ở Việt Bắc do Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên chủ trì (Chủ nhiệm là PGS.TS. Nguyễn Văn Lộc) được tiến hành trong hai năm (2004-2005) tại địa bàn 6 tỉnh Việt Bắc: Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Kạn và Thái Nguyên.
2) Về tác giả và tóm tắt nội dung tác phẩm:
Vấn đề bảo tồn, phát triển văn hóa, ngôn ngữ các dân tộc thiểu số là một vấn đề lớn và rất phức tạp xét về cả lí luận lẫn thực tiễn. Vì vậy, nhóm tác giả không đặt mục tiêu giải quyết triệt để tất cả các khía cạnh liên quan đến vấn đề này mà chỉ đi vào một số nội dung quan trọng được trình bày ở bốn phần của cuốn sách: Phần 1. Cơ sở lí luận của việc bảo tồn, phát triển ngôn ngữ, văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Bắc. Phần 2. Đánh giá thực trạng văn hóa, ngôn ngữ của một số dân tộc thiểu số vùng Việt Bắc trong điều kiện hiện nay và công tác bảo tồn tại địa phương. Phần 3. Phương hướng, điều kiện bảo tồn, phát triển ngôn ngữ, văn hóa các dân tộc thiểu số ở vùng Việt Bắc. Phần 4. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm bảo tồn, phát triển ngôn ngữ, văn hóa các dân tộc thiểu số.
3) Mục lục
Phần 1. Cơ sở lí luận của việc bảo tồn, phát triển ngôn ngữ, văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Bắc.
Chương 1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và Đảng, Nhà nước ta về bảo tồn, phát triển văn hóa, ngôn ngữ các DTTS
Chương 2. Những lý thuyết và khái niệm về bảo tồn và phát triển văn hóa, ngôn ngữ các DTTS
Chương 3. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới về bảo tồn và phát triển văn hóa, ngôn ngữ các DTTS
Phần 2. Đánh giá thực trạng văn hóa, ngôn ngữ của một số dân tộc thiểu số vùng Việt Bắc trong điều kiện hiện nay và công tác bảo tồn tại địa phương.
Chương 4. Khái quát về vùng tộc người thiểu số Việt Bắc
Chương 5. Thực trạng văn hóa, ngôn ngữ một số DTTS ở Việt Bắc
Chương 6. Đánh giá thực trạng công tác bảo tồn và phát triển văn hóa, ngôn ngữ một số DTTS Việt Bắc
Chương 7. Đánh giá thực trạng giáo dục bảo tồn và phát triển văn hóa, ngôn ngữ của một số DTTS vùng Việt Bắc
Phần 3. Phương hướng, điều kiện bảo tồn, phát triển ngôn ngữ, văn hóa các dân tộc thiểu số ở vùng Việt Bắc.
Chương 8. Các nhân tố tác động, ảnh hưởng đến sự phát triển của ngôn ngữ, văn hóa và phương hướng bảo tồn, phát triển ngôn ngữ, văn hóa các DTTS
Chương 9. Điều kiện để phát triển các giá trị văn hóa, ngôn ngữ một số DTTS ở Việt Bắc
Phần 4. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm bảo tồn, phát triển ngôn ngữ, văn hóa các dân tộc thiểu số.
Chương 10. Các giải pháp bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa, ngôn ngữ của một số DTTS ở Việt Bắc
Chương 11. Các kiến nghị và chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa, ngôn ngữ các DTTS miền núi phía Bắc Việt Nam
Kết luận chung
Tài liệu tham khảo
4) Điểm nhấn
Việc triển khai đề tài Nghiên cứu bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, văn hóa một số dân tộc thiểu số ở Việt Bắc là sự thể hiện tình cảm và trách nhiệm đối với đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Bắc, đối với văn hóa, ngôn ngữ các dân tộc thiểu số vùng Việt Bắc, đồng thời, cũng là sự thể hiện mong muốn đóng góp công sức vào việc bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
NHẬN XÉT SÁCH