Hội thảo khoa học phát huy giá trị văn hóa Việt Nam với khát vọng xây dựng tỉnh Thái Nguyên bình yên, hạnh phúc, sung túc và thân thiện

Hội thảo khoa học phát huy giá trị văn hóa Việt Nam với khát vọng xây dựng tỉnh Thái Nguyên bình yên, hạnh phúc, sung túc và thân thiện

Thứ 4, 24/05/2023 | 09:33

 

       Sáng ngày 18/9, Tỉnh ủy Thái Nguyên tổ chức Hội thảo khoa học phát huy giá trị văn hóa Việt Nam với khát vọng xây dựng tỉnh Thái Nguyên bình yên, hạnh phúc, sung túc và thân thiện kết hợp trao Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021 - 2025” (đợt 1), gặp mặt văn nghệ sĩ tiêu biểu tỉnh Thái Nguyên. Tham dự Hội thảo có đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; 40 văn nghệ sỹ tiêu biểu của tỉnh; các nhà khoa học; tác giả, nhóm tác giả đạt giải và trên 5.000 đại biểu tham dự trực tuyến tại 195 điểm cầu trên toàn tỉnh.

 

Điểm cầu tỉnh Thái Nguyên

       Dự tại điểm cầu Đại học Thái Nguyên có Thường trực Đảng ủy ĐHTN; Ban Chấp hành Đảng bộ ĐHTN; Giám đốc, Phó Giám đốc ĐHTN; Trưởng các Ban xây dựng Đảng: Chánh văn phòng, Ban Tuyên giáo Đảng ủy ĐHTN; Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn thanh niên, Chủ tịch Hội CCB, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam ĐHTN, lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng thành viên và trưởng các đơn vị trực thuộc.

       Phát biểu khai mạc, PGS.TS Nguyễn Thanh Hải, Bí thư Tỉnh ủy khẳng định: Trong những năm qua, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên luôn quán triệt sâu sắc quan điểm xuyên suốt của Đảng, xác định phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội; chú trọng phát triển văn hóa, con người Thái Nguyên hướng đến chân - thiện - mỹ, tạo nên sức mạnh tổng hợp, nguồn lực nội sinh quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

 

         Điểm cầu tại Đại học Thái Nguyên

       Thái Nguyên đã thực hiện đồng bộ giữa xây dựng nếp sống văn minh, mỹ quan đô thị gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), môi trường văn hóa lành mạnh; nhiều di sản văn hoá, lịch sử được bảo tồn, tôn tạo, phát huy; hệ thống cơ sở vật chất và các thiết chế văn hóa phục vụ nhu cầu của Nhân dân được đầu tư xây dựng, hoàn thiện; các hoạt động văn hóa, lễ hội được tổ chức lành mạnh, phù hợp với tình hình, phong tục, tập quán… Qua đó, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân, khẳng định những nét văn hoá đặc sắc của đất và người Thái Nguyên, tạo nên sức hấp dẫn riêng đối với bạn bè trong nước và quốc tế.

        Trong khuôn khổ Hội thảo, các nhà khoa học, những chuyên gia đầu ngành và các nhà nghiên cứu, nhà quản lý, văn nghệ sỹ… đã tham luận nhiều nội dung góp phần làm sáng tỏ ý nghĩa và giá trị lý luận, thực tiễn của Đề cương về văn hóa Việt Nam. Đồng thời làm rõ những tiềm năng, lợi thế, nguồn lực để xây dựng tỉnh Thái Nguyên “bình yên, hạnh phúc, sung túc và thân thiện”.

       Thái Nguyên đã thực hiện đồng bộ giữa xây dựng nếp sống văn minh, mỹ quan đô thị gắn với chương trình xây dựng NTM, môi trường văn hóa lành mạnh; nhiều di sản văn hoá, lịch sử được bảo tồn, tôn tạo, phát huy; hệ thống cơ sở vật chất và các thiết chế văn hóa phục vụ nhu cầu của Nhân dân được đầu tư xây dựng, hoàn thiện; các hoạt động văn hóa, lễ hội được tổ chức lành mạnh, phù hợp với tình hình, phong tục, tập quán… Qua đó, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân, khẳng định những nét văn hoá đặc sắc của đất và người Thái Nguyên, tạo nên sức hấp dẫn riêng đối với bạn bè trong nước và quốc tế.

        Trong khuôn khổ Hội thảo, các nhà khoa học, những chuyên gia đầu ngành và các nhà nghiên cứu, nhà quản lý, văn nghệ sỹ… đã tham luận nhiều nội dung góp phần làm sáng tỏ ý nghĩa và giá trị lý luận, thực tiễn của Đề cương về văn hóa Việt Nam. Đồng thời làm rõ những tiềm năng, lợi thế, nguồn lực để xây dựng tỉnh Thái Nguyên “bình yên, hạnh phúc, sung túc và thân thiện”.

Nguồn tin: tnu.edu.vn