Theo nhà trường, việc bổ sung thêm một số tổ hợp xét tuyển, trong đó có khối C nhằm tạo cơ hội cho các thí sinh có nền tảng về khối C tiếp cận nhiều ngành nghề khác nhau tại trường.
Mỗi năm, Trường Đại học Công thương TP HCM tuyển khoảng 7.000 sinh viên. Hồi đầu tháng 10, trường cho biết dự kiến dành 15-20% chỉ tiêu để xét học bạ năm tới, giảm 10% so với năm nay.
50-60% chỉ tiêu sẽ được dành để để xét điểm thi tốt nghiệp THPT, tương đương những năm gần đây. Phần còn lại, trường dự kiến xét bằng điểm đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM và Đại học Sư phạm TP HCM.
Năm 2023, điểm chuẩn theo kết quả thi tốt nghiệp của trường Đại học Công thương TP HCM từ 17 đến 24,5, cao nhất ở ngành Marketing, kế đó là Thương mại điện tử, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng với 23,75 điểm.
Năm 2025, thực hiện thống nhất chủ trương của Đại học Quốc gia TP HCM, Trường Đại học Kinh tế – Luật dự kiến tuyển sinh theo 03 phương thức xét tuyển: phương thức 1: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng (tối đa 20% tổng chỉ tiêu); hương thức 2: Xét tuyển bằng kết quả Kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐHQG-HCM năm 2025 (khoảng 40 – 60% tổng chỉ tiêu); phương thức 3: Xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025 (khoảng 30% – 50% tổng chỉ tiêu)
Tổ hợp môn xét tuyển áp dụng cho tất cả các ngành/chuyên ngành và tất cả các phương thức: Toán – Tiếng Anh – Ngữ văn; Toán – Tiếng Anh – Vật lý; Toán – Tiếng Anh – Tin học; Toán – Tiếng Anh – Giáo dục kinh tế và pháp luật
Năm 2024, ở bậc Đại học, trường tuyển sinh 15 ngành học, với 23 ngành/chuyên ngành giảng dạy bằng tiếng Việt, 08 ngành/chuyên ngành giảng dạy bằng tiếng Anh.
Trường bước đầu triển khai 02 chương trình dạy và học hợp tác với doanh nghiệp (Co-operative Education) là Công nghệ tài chính (Fintech) và Hệ thống thông tin quản lý (MIS), cũng như bắt đầu tuyển sinh ngành/chuyên ngành mới là Quản lý công và Phân tích dữ liệu.
Trường đã nhận được hơn 75.000 nguyện vọng đăng ký xét tuyển, tăng 10% so với năm 2023. Điểm trúng tuyển ở hầu hết các ngành đều tăng so với kỳ tuyển sinh 2023.
Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch dự kiến tuyển sinh theo 6 phương thức: Xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT; Tuyển thẳng theo quy định của quy chế tuyển sinh; Sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do đơn vị khác tổ chức để xét tuyển; Chỉ sử dụng chứng chỉ quốc tế để xét tuyển;
Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với chứng chỉ quốc tế để xét tuyển; Sử dụng phương thức khác. Nhà trường dự kiến điều chỉnh tăng chỉ tiêu một số ngành so với năm 2024 như ngành Y học cổ truyền, tăng 20%; ngành Điều dưỡng tăng 10%; ngành Dược học tăng 30%.
Trường không thay đổi tổ hợp môn xét tuyển đối với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 thông báo các hình thức tuyển sinh năm 2025 như sau: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Xét tuyển bằng học bạ THPT; Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT; Xét kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TPHCM, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm TPHCM; Xét tuyển sử dụng kết quả thi tuyển sinh riêng của trường.
Các ngành Giáo dục Mầm non, Giáo dục Thể chất, Quản lý thể dục thể thao sử dụng các phương thức trên nhưng trong các tổ hợp tuyển sinh có sử dụng kết quả thi năng khiếu do trường tổ chức.
Nguồn: vneconomy.vn